[tintuc]KPS xây dựng mục Q&A để giúp khách hàng nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến phòng cháy chữa cháy có thể nhận được câu trả lời nhanh chóng và chính thức. Khách hàng xin hãy để lại bình luận tại mục này. KPS sẽ giải đáp và trả lời sớm nhất.
CÁC CÂU HỎI VỀ LĨNH VỰC BƠM PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1. Thông tin và thủ tục làm kiểm định cho phương tiện PCCC ( bơm PCCC ) ?
Cơ sở pháp lý
- Điều 41 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
- Điều 18 của Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an .
- Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
Quy định cụ thể
1. Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định:
1. Nội dung kiểm định
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
2. Phương thức kiểm định
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện; b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).
3. Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).
4. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
- Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. 5. Phân cấp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;
b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;
c) Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
6. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xây dựng, ban hành quy trình kiểm định, quản lý và hướng dẫn thực hiện việc kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy." 2. Điểm a, Khoản 3, Điều 41 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây": Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định;"

2. Làm sao để phân biệt bơm chữa cháy mới chính hãng ? 
Việc nhận biết máy bơm chữa cháy chính hãng hay hàng nhái, máy bơm cũ hay máy bơm mới tưởng là khó nhưng thực ra rất rễ nếu hiểu được những nguyên tắc cơ bản sau:
Máy bơm chữa cháy bao gồm động cơ và đầu bơm, để kiểm tra nguồn gốc, chất lượng máy bơm chữa cháy tức là sẽ kiểm tra động cơ và đầu bơm.
Cách nhận biết động cơ chính hãng, kiểm tra hàng mới hay hàng đã qua sử dụng. Kiểm tra giấy tờ cơ bản và kiểm tra chi tiết ( đối với từng động cơ và đầu bơm lại có các cách thức kiểm tra khác nhau).

Động cơ
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ
Kiểm tra chi tiết sản phẩm
Hyundai
CO, CQ (kiểm tra nguồn gốc, thời gian nhập hàng)
Đầu bơm

Ebara


3. Cách chọn bơm chữa cháy sao cho phù hợp ? 
Là câu hỏi rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức thắc mắc khi quyết định đầu tư hệ thống bơm chữa cháy. Để trả lời câu hỏi này, KPS sẽ giúp bạn cung cấp các thông tin làm cơ sở để tham khảo. Những công trình liên quan đến PCCC yêu cầu phải có thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền, do đó phương án tối ưu nhất cho các công trình PCCC là đi theo 2 bước cơ bản như sau:
Bước thứ nhất: Sử dụng đơn vị thiết kế hệ thống bơm chữa cháy. Với chuyên môn về thiết kế hệ thống bơm chữa cháy, các công ty sẽ thiết kế hệ thống bơm chữa cháy phù hợp với từng công trình. Sử dụng phương án này, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm khi chọn ra loại bơm phù hợp nhất.
Bước thứ 2: Khi đã có cột áp và lưu lượng máy bơm cần sử dụng. KPS sẽ thiết kế máy bơm hoàn chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với bước này, khách hàng nhận được sự tư vấn miễn phí từ KPS, kèm báo giá chi tiết.
Với kinh nghiệm cung cấp bơm cho nhiều công trình lớn: KCN Tân Kim, Long An; Anh Văn Việt Mỹ - tòa nhà Samco; nhà máy An Khang Furniture Bình Dương; Công trình cho các nhà thầu xây dựng: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bàn Thạch, Công ty TNHH TM Sản Xuất Nhựa Phát Thành Tiền Giang, Công ty Cổ Phần Xây Dựng Coteccons,…KPS tin tưởng sẽ cung cấp bơm chữa cháy chất lượng, đạt chuẩn kiểm định của cục phòng cháy chữa cháy. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ từ chúng tôi.

4. Đối tượng công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy? (Nguồn từ: Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội)
Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng được quy định tại Điều 15, 16 của Luật phòng cháy và chữa cháy và danh mục các dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy được quy định tại Phụ lục 4 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ gồm:
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt. [/tintuc]

Nhận xét

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư vấn khu vực miền Nam

Hotline: 0945 424 114

Tư vấn khu vực miền Bắc

Hotline: 0947 334 114

Email liên hệ

info@kpspower.vn

0947.334.114